Sau 15 năm, Sun Group đã tạo dựng được một hệ sinh thái vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng và bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng
“Bất động sản”, “du lịch” và “nghỉ dưỡng” dường như là các khái niệm gắn bó chặt chẽ. Nhưng không phải ai cũng hiểu được mối quan hệ khoa học giữa chúng – và cũng không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng kiến tạo một hệ sinh thái bài bản của những khái niệm này.
Hệ sinh thái khép kín của Sun Group
3S là hệ sinh thái “kiềng ba chân” của Sun Group bao gồm các lĩnh vực chủ đạo: Sun Hospitality (nghỉ dưỡng) – Sun World (vui chơi, giải trí) – Sun Property (bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng).
Sun Group đã bắt đầu hành trình cách đây 15 năm với chữ S đầu tiên, là tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Ba Na Hills tại Đà Nẵng. Sau đó là Novotel Danang Premier Han River, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đặt gạch cho chữ S thứ hai, là công trình nghỉ dưỡng. Cuối cùng, sau hàng loạt dự án bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng trên khắp Việt Nam, thương hiệu Sun Property chính thức được ra mắt năm 2020 tạo thành chữ S cuối cùng.
Các nhà kinh tế học phương Tây bắt đầu thực sự quan tâm đến mối quan hệ giữa phát triển bất động sản và du lịch từ đầu thập kỷ 90, ở giai đoạn bùng nổ. Ở Trung Quốc, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục từ 1985, khái niệm “bất động sản du lịch” mới được dùng lần đầu tiên cách đây khoảng hơn 20 năm.
Sự gắn kết bền chặt của 3S
Trong một hệ sinh thái 3S, những giá trị của vùng đất không chỉ được tạo ra bởi công sức của một chủ đầu tư, mà của hàng chục nghìn nhà đầu tư. Khi bất động sản trở thành một chân kiềng, nó thu hút rất nhiều người đến và cùng kiến tạo nên giá trị của một vùng du lịch. Các hệ sinh thái 3S của Sun Group tại Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh và Sa Pa đều có thể là bằng chứng cho mối gắn kết này.
Như ở Tây Nam của đảo Phú Quốc, nơi đã được Sun Group kiến tạo một quần thể những shophouse được xây dựng theo phong cách kiến trúc Địa Trung Hải. Phần lớn các shophouse đã có chủ, đang chuyển mình thành muôn dạng dịch vụ: nhà hàng, khách sạn nhỏ, cửa tiệm… Chúng đồng nhất về mặt thẩm mỹ nhưng đa dạng về mô hình kinh doanh. Từ dưới các triền dốc, các tòa Sun Grand City Hillside Residence đang hoàn thiện – đó cũng sẽ là nơi rất nhiều căn hộ cho thuê, thuộc về hàng nghìn chủ đầu tư khác nhau, với rất nhiều mô hình vận hành. Đó là chữ “S” bất động sản.
Hai chữ S khác, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí cũng nằm ngay gần đó. Đó là ga cáp treo An Thới đưa du khách qua tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới đến công viên giải trí Sun World Phu Quoc. Tại Hòn Thơm, một dự án khách sạn biểu tượng cũng đang chuẩn bị được khởi công xây dựng – nối dài danh sách các khu nghỉ dưỡng sang trọng mà Sun Group đã đầu tư trên đảo ngọc.
Có thể nói, chữ S thứ 3 – bất động sản và sự phát triển nhanh chóng của nó đã tạo ra nguồn lực đầu tư, mang lại sự thăng hoa cho 2 chữ S còn lại.
Trong khi chính 2 chữ S của nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lại mang ngược giá trị về cho những bất động sản này: ngay dưới dốc núi, là một show Kiss Tthe Sstars thuộc hàng “khủng” của châu Á thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi đêm đang được kiến tạo, một cây cầu do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Marco Casamonti thiết kế được kỳ vọng trở thành biểu tượng cũng sắp thành hình, hướng tới một tham vọng đón 8 triệu lượt khách đến Phú Quốc mỗi năm. Nhờ đó, các nhà đầu tư yên tâm về giá trị bất động sản mà họ sở hữu bên bờ biển này.
15 năm cho công cuộc chuẩn bị
Hành trình của Sun Group tại Việt Nam đầy rẫy những khó khăn, kể từ chữ S đầu tiên, Sun World – với dự án Bà Nà Hills. Nhiều nhà đầu tư đã đến, lắc đầu rồi rời đi, trước khi các nhà sáng lập Sun Group quyết định làm công trình cáp treo thế kỷ để xây dựng tổ hợp vui chơi giải trí giờ đã thành biểu tượng của Đà Nẵng. Nối tiếp sau đó, là dự án cáp treo Fansipan, thứ mà ngay cả các nhà thầu cáp treo lớn nhất thế giới cũng không dám tin họ sẽ làm được.
Ngay cả chữ S thứ hai – xây dựng khách sạn – cũng được tiếp cận theo hướng “cao cấp” và qua đó tạo ra muôn vàn thử thách. Những nhà thầu nổi tiếng nhất thế giới được mời đến, đặt ra những quy chuẩn chưa từng có tại Việt Nam, tiêu tốn một nguồn lực phi thường.
Những nhà quản lý dự án InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, khách sạn 5 sao đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế ở thành phố này, vẫn nhớ những ngày giáp Tết, giữa thời khủng hoảng kinh tế, ngồi chờ ở ngân hàng giục giã để có tiền trả cho nhà thầu. Những câu chuyện về sự khó tính của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới về độ tỉ mỉ, chi tiết của kiến trúc, cho đến sự khắt khe về yêu cầu bảo vệ môi trường đến giờ vẫn được lưu truyền lại.
Chữ S thứ ba, Sun Property, cũng được thai nghén rất lâu bởi sứ mệnh mà nó hướng tới: làm đẹp các vùng đất. Từ các dự án bất động sản nhà ở cho đến bất động sản thương mại, du lịch, Sun Group đều chọn phân khúc cao cấp, mong muốn biến các quần thể của mình trở thành biểu tượng của những vùng đất.
Dễ tìm thấy ví dụ của sự “khai mở” ở những nơi mà Sun Group đặt dấu ấn, ngay cả ở những quần thể nhỏ như Onsen Quang Hanh. Khuất phía sau rặng núi bên bờ vịnh Bái Tử Long, một hệ sinh thái 3S hình thành ở nơi từng chỉ là những suối nước nóng trị liệu cho cán bộ công chức. Nó được xây dựng theo một tiêu chuẩn mới, cao cấp chưa từng có: các chuyên gia Nhật Bản thiết kế phong cách tắm onsen bằng tài nguyên nước nóng của Quang Hanh; các văn phòng kiến trúc hàng đầu nước Nhật xây dựng quần thể bất động sản nghỉ dưỡng. Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Sun Group tin vào việc tạo nên các sản phẩm “dẫn dắt thị trường trong lĩnh vực nghỉ dưỡng và bất động sản”.
Hệ sinh thái ba chân kiềng, trong niềm tin của ông Trường, sẽ “góp phần cùng ngành du lịch Việt Nam hồi phục và bứt phá khi thời cơ đến”.
(Nguồn: Vnexpress)